Hiện nay, tình trạng cháy nổ xảy ra nhiều nơi gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng và tài sản. Vì vậy, công tác phòng cháy chữa cháy cần được nâng cao hơn. Theo quy định, khi xây dựng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng phòng cháy chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ, công trình… Hãy cùng An Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Quy định tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho khách sạn
Tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở được quy định như sau:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
- Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
- Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
- Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:
- Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
- Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
- Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
- Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.
- Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
II. Quy định về tiếp nhận hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy cho khách sạn
Quy định mới nhất về tiếp nhận hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy trong khách sạn đã có nhiều thay đổi, cụ thể như sau:
- Quy hoạch, xây dựng, cải tạo khách sạn hay cơ sở lưu trú phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Bản vẽ và hồ sơ PCCC khách sạn phải được đơn vị kiến trúc có đủ điều kiện theo quy định thực hiện và được cơ sở chuyên trách thẩm duyệt.
- Cơ quan chức năng có trách nhiệm đối chiếu các phương án thiết kế PCCC theo tiêu chuẩn để cấp phép xây dựng dự án khách sạn.
- Hồ sơ thẩm duyệt PCCC khách sạn phải văn bản chính hoặc bản sao có công chứng, có dấu( nếu là doanh nghiệp) và chữ ký của chủ đầu tư trong các tài liệu xin thẩm duyệt, trong đó bao gồm:
- Tài liệu và bản vẽ quy hoạch tỷ lệ 1/500, đối với Resort trên 20ha cần có bản quy hoạch 1/2000.
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp thiết kế PCCC của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác phải có văn bản kèm theo.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư(nếu có), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với dự án khách sạn, cơ sở lưu trú.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh của đơn vị thiết kế PCCC công trình dự án.
- Bản vẽ và thuyết minh cơ sở nêu đầy đủ nội dung giải pháp phòng cháy chữa cháy. Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh); văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).
- Nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền thông qua bộ phận một cửa, file mềm qua cổng hành chính online hoặc đường bưu điện.
- Cán bộ thẩm định xem xét pháp lý của các giấy tờ trong hồ sơ và giải quyết theo thời gian quy định tính từ ngày nộp. Thời hạn giải quyết là không quá 10 ngày. Các cấp giải quyết tiến hành theo thời gian quy định.
- Có văn bản phê duyệt hoặc không phê duyệt dự án khách sạn sau thời gian giải quyết.
Công ty Cổ phần kỹ thuật An Minh là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phân phối, cung cấp các thiết bị chiếu sáng, hệ thống phòng cháy chữa cháy vì vậy các sản phẩm của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, chính hãng và có giá thành hợp lý.
Hãy đến với An Minh để sở hữu cho mình những sản phẩm chất lượng cùng nhiều ưu đãi bạn nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT AN MINH
Hotline: 0987 694 086 – 0921 216 678
Email: anminhpccc@gmail.com
Trụ sở chính: Số nhà 40, ngõ 124 đường Tân Triều, Xóm Chùa, Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
VPGD 01: Số nhà 510 đường Yên Ninh, phường Yên Ninh, Yên Bái.
VPGD 02: Số nhà 2431 Đại lộ Hùng Vương, Nông Trang, Việt Trì, Phú Thọ.