Tìm hiểu về bình bọt foam, nguyên lý chữa cháy

Tìm hiểu về bình bọt foam, nguyên lý chữa cháy

 Bình chữa cháy hay bình cứu hỏa là một thiết bị chữa cháy cầm tay có tác dụng kiểm soát hoặc dập tắt các đám cháy nhỏ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bình chữa cháy với nhiều kích thước, hình dạng để đối phó với nhiều đám cháy khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng An Minh tìm hiểu về loại bình chữa cháy bọt foam và nguyên lý chữa cháy của chúng.

Tìm hiểu về bình bọt foam, nguyên lý chữa cháy

I. Bọt Foam là gì?

 Bọt Foam là loại bọt dùng để chữa cháy, với các mảng bọt có khối lượng lớn, tính bền, chứa đầy không khí, nhẹ hơn xăng dầu hay nước. Bột Foam có cấu tạo gồm 3 thành phần chính là nước, bọt cô đặc và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc tạo thành dung dịch Foam, dung dịch này lại được trộn với không khí tạo nên loại bọt chữa cháy có đầy đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật chất. Được phát minh bởi nhà hóa học Alexander Loran vào năm 1902. Chúng có vai trò làm mát ngọn lửa, bao phủ nhiên liệu cũng như ngăn chặn sự tiếp xúc của chúng với oxy dẫn đến sự ức chế trong quá trình đốt cháy.

 Theo Wikipedia, các chất hoạt động bề mặt được sử dụng phải tạo bọt ở nồng độ dưới 1%, thành phần khác chống cháy là dung môi hữu cơ (imethyl- trimylene glycol và hexylene glycol) chất ổn định bọt (lauryl alcohol) và chất ức chế ăn mòn.

 Bình bọt Foam được sử dụng để dập tắt các đám cháy như:

  • Đám cháy liên quan đến chất rắn dễ cháy: giấy, gỗ, dệt may,…
  • Đám cháy liên quan đến một số chất lỏng dễ cháy: xăng, dầu diesel và sơn,…
  • Đám cháy liên quan đến thiết bị điện tuy nhiên không phải bình chữa cháy bọt Foam nào cũng sử dụng cho các đám cháy điện, chỉ sử dụng khi được sự cho phép của nhà sản xuất.

 Tuyệt đối không sử dụng bình bọt Foam chữa cháy cho:

  • Các đám cháy nấu ăn liên quan đến dầu mỡ
  • Các đám cháy liên quan đến khí dễ cháy như metan, butan,…

II. Cấu tạo và nguyên lý chữa cháy của bình bọt Foam

 Bình bọt Foam có cấu tạo đơn giản gồm: thân bình, van, vòi phun, cò bóp, khí đẩy, ống dẫn và bọt foam chữa cháy.

  • Thân bình: được làm từ thép chịu được áp lực, có dạng hình trụ và thường được sơn màu đỏ. Trên thân bình có ghi thông tin, đặc điểm cũng như cách bảo quản của bình.
  • Cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, vòi phun và cò bóp: được đặt trên miệng bình.
  • Bên trong bình bọt Foam có chứa bọt Foam, khí đẩy và ống dẫn nối thẳng tới cụm van trên miệng bình. 

 Bọt chữa cháy bên trong bình có thể là bọt Foam AFFF hay bọt Foam ARC

  • Bọt Foam AFFF với chất chữa cháy tạo thành một màn sương phủ lên mặt phẳng của nhiên liệu có Hydrocacbon.
  • Bọt Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) khi phun sẽ tạo ra một màng nhầy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu, không hòa tan.

 Như chúng ta đã biết, một đám cháy có thể tồn tại khi có 4 yếu tố bao gồm: nhiệt, oxy, nhiên liệu và phản ứng hóa học giữa 3 yếu tố trên. Các đám cháy có thể được ngăn chặn và dập tắt hoàn toàn khi chúng ta loại bỏ 1 trong 4 yếu tố trên.

 Bọt Foam thường được tạo thành từ bọt cô đặc, nước và không khí. Khi có sự hòa trộn chính xác giữa các thành phần tạo nên một lớp bọt bao phủ lên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, làm mát và làm bay hơi để dập tắt đám cháy. 

 Hệ thống chữa cháy bọt Foam đã trở thành lựa chọn hiệu quả để bảo vệ và ngăn ngừa hỏa hoạn và chữa cháy ở những nơi có chất lỏng dễ cháy.

III. Ưu điểm và nhược điểm của bình bọt Foam

 Bình bọt Foam là bình chữa cháy lý tưởng cho các cơ sở như: văn phòng, kho chứa, khách sạn,… Với những ưu điểm như:

  • Không độc hại, không gây hại cho các vật liệu
  • An toàn nếu vô tình sử dụng trong đám cháy điện
  • Thiết kế để ngăn chặn các đám cháy bùng phát trở lại
  • Trọng lượng nhẹ so với các bình chữa cháy tương đương.

 Tuy nhiên, chúng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Làm hỏng các thiết bị điện
  • Cực kỳ nguy hiểm nếu sử dụng trên lửa nấu ăn hoặc lửa gas

IV. Ứng dụng của bình bọt Foam trong chữa cháy

 Bình bọt Foam được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, tùy thuộc vào loại lửa. Khi sử dụng, bạn cần tháo chốt an toàn và đứng cách đám cháy một khoảng an toàn.

Đối với chất lỏng dễ cháy

 Không sử dụng trực tiếp bình bọt Foam phun vào đám cháy vì có thể khiến chất lỏng lan ra xung quanh. Bạn cần phun bọt chữa cháy một cách nhẹ nhàng, quét qua đầu ngọn lửa và xung quanh đám chất lỏng. Khi đó bọt sẽ rơi xuống, lắng đọng và ngăn chất lỏng cháy lan ra xung quanh.

Đối với chất rắn dễ cháy

 Trong trường hợp này, bạn có thể phun bọt Foam vào ngọn lửa.

Đối vưới cháy điện (không khuyến khích sử dụng)

 Trên thực tế, các cơ sở đều có thể sử dụng bình bọt Foam trong công tác PCCC, đặc biệt là khi kết hợp với bình chữa cháy khí CO2 để sử dụng cho các đám cháy điện. 

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, Công ty Cổ phần Kỹ thuật An Minh tự hào là đơn vị đi đầu chuyên nhập khẩu và phân phối chính hãng các thiết bị phòng cháy chữa cháy với đa dạng mẫu mã, chủng loại. An Minh cung cấp bình chữa cháy của Bộ Quốc Phòng đảm bảo an toàn, chất lượng với giá thành tốt nhất trên thị trường.

 Bạn có nhu cầu mua bình chữa cháy, vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT AN MINH

Hotline: 0987 694 086 – 0921 216 678

Email: anminhpccc@gmail.com

Trụ sở chính: Số nhà 40, ngõ 124 đường Tân Triều, Xóm Chùa, Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

VPGD 01: Số nhà 510 đường Yên Ninh, phường Yên Ninh, Yên Bái.

VPGD 02: Số nhà 2431 Đại lộ Hùng Vương, Nông Trang, Việt Trì, Phú Thọ.