Tại mỗi cơ sở kinh doanh hay tại các khu dân cư, việc đảm bảo an toàn và sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây An Minh sẽ tổng hợp lại những nội dung kiểm tra pccc cần biết.
I. Nội dung kiểm tra PCCC là gì
Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp kỹ thuật liên quan đến việc ngăn chặn và hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ, đồng thời nhanh chóng kiểm soát và dập tắt đám cháy khi xảy ra để ngăn cho đám cháy không lan rộng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Phòng cháy chữa cháy cụm từ có thể được chia thành hai phần “Phòng cháy” và “Chữa cháy”. “Phòng cháy” là những biện pháp ngăn chặn và hạn chế tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, còn “chữa cháy” là những hoạt động xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra bao gồm cả kiểm soát hiện trường đám cháy và xử lý hậu quả sau đám cháy.
Kiểm tra PCCC là quy trình có tổ chức đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định về hệ thống phòng cháy chữa cháy đối với một đối tượng và trong khu vực nhất định. Mục tiêu của việc kiểm tra pccc là đảm bảo cho hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy trong trường hợp xảy ra cháy, bảo vệ tính mạng và tài sản của con người.
II. Lợi ích của nội dung kiểm tra pccc
Đối với con người:
Bảo vệ tính mạng và an toàn: Công tác kiểm tra phòng cháy chữa cháy giúp bảo vệ tính mạng và an toàn của người lớn, trẻ em hay các nhóm đối tượng đang sinh sống và làm việc tại địa bàn đó. Hệ thống phòng cháy chữa cháy chính là lớp bảo vệ đầu tiên trong việc giảm nguy cơ thương tích và mất mạng trong trường hợp cháy nổ xảy ra.
Tăng cường ý thức: Thông thường, nếu tiến hành kiểm tra hệ thống cháy nổ, lực lượng có thẩm quyền sẽ hướng dẫn, tranh bị cho người dân đào các biện pháp phòng cháy chữa cháy cần thiết và kế hoạch ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Từ đó, kiến thức của người dân về vấn đề này sẽ được mở rộng, ý thức phòng ngừa, bảo vệ bản thân trước nguy cơ cháy nổ sẽ cao hơn.
Củng cố niềm tin: Công đoạn kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy tạo ra tác động tích cực cho tâm lý của người dân. Người dân, đặc biệt là những người sống trong khu vực dễ cháy nổ, sẽ giảm bớt sự lo lắng, sợ sệt bởi giờ đây, địa bàn họ sống rất chú trọng công tác này. Sự an tâm của dân cư chính là thành công lớn trong việc xây dựng một cộng đồng an toàn và bền vững.
Đối với tài sản:
Bảo vệ tài sản khỏi thiệt hại do cháy nổ: Hệ thống phòng cháy, chữa cháy được kiểm tra thường xuyên để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn, kiểm soát cháy nổ, thậm chí có xảy ra thì đám cháy cũng được dập tắt sớm nhất có thể. Điều này giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về tài sản do cháy nổ gây ra, bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị, hàng hóa và các giá trị quý giá khác.
Giảm thiểu thiệt hại kế hoạch kinh doanh: Việc cháy nổ có thể gây ra sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh và sản xuất, dẫn đến mất mát lớn về doanh thu và lợi nhuận. Kiểm tra định kỳ để khẳng định trang thiết bị luôn hoạt động tốt, bảo vệ cho sự phát triển và vận hành của doanh nghiệp – vốn là nơi chứa rất nhiều máy móc, thiết bị sản xuất và đồ vật có giá khác.
Đối với hệ thống phòng cháy, chữa cháy:
Đảm bảo hiệu quả hoạt động: Việc kiểm tra định kỳ chắc chắn rằng các thành phần của hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động hiệu quả. Trong quá trình kiểm tra, các bộ phận như bình chữa cháy, cảm biến báo cháy, đèn thoát hiểm, cửa thoát hiểm và hộp thoát hiểm,… sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách khi cần thiết.
Phát hiện và khắc phục sự cố: Công tác kiểm tra phòng cháy chữa cháy giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn hoặc hỏng hóc trong hệ thống. Nhờ vào việc kiểm tra định kỳ, nếu có sự cố hoặc thiết bị không hoạt động đúng cách, chúng có thể được phát hiện và khắc phục kịp thời trước khi cháy nổ xảy ra để cơ chế hoạt động của chúng luôn ở trạng thái tốt nhất.
Bảo dưỡng và bảo trì: Không chỉ với mục đích phát hiện sự cố mà kiểm tra nhiều khi chỉ đơn thuần là thực hiện bảo dưỡng và bảo trì định kỳ cho hệ thống. Quá trình bảo dưỡng và bảo trì này là cách để các linh kiện và thiết bị trong hệ thống luôn trong tình trạng hoạt động tốt, đáng tin cậy và sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống khẩn cấp.
III. Những nội dung kiểm tra pccc bao gồm
Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, những nội dung kiểm tra pccc bao gồm:
- Kiểm tra điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình và các phương tiện giao thông cơ giới
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nghị định 156/2018/NĐ-CP
- Kiểm tra các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa đối với các công trình xây dựng như sau: Giấy chứng nhận thẩm định duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của công trình; Biển chỉ dẫn thoát nạn, nội quy về phòng cháy chữa cháy; Chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; Quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng; Việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư, chủ hộ gia đình,… về việc thực hiện phòng cháy chữa cháy .
- Kiểm tra các điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ pccc, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chi nhánh, cơ sở trực thuộc các doanh nghiệp, , hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh thực hiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng theo quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
IV. Trình tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy thực hiện như nào?
TH1: Kiểm tra an toàn, phòng cháy chữa cháy
Bước 1: Thông báo cho đối tượng được kiểm tra
Trước khi thực hiện kiểm tra pccc định kỳ, các cơ quan hoặc người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra tại các trường hợp cụ thể phải có thông báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho các đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung cũng như thành phần đoàn kiểm tra.
Bước 2: Thực hiện kiểm tra
Khi tổ chức kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở do cấp dưới quản lý, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải thông báo cho cấp quản lý của cơ sở đó biết. Nếu cần thiết, các quản lý của các cơ sở kinh doanh được yêu cầu tham gia vào đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và thông tin liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở được kiểm tra. Kết quả kiểm tra sau đó sẽ được thông báo lại cho cấp quản lý của cơ sở.
Đối với các trường hợp kiểm tra đột xuất, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý. Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo trước và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để tiến hành kiểm tra với cơ quan hoặc người có thẩm quyền kiểm tra.
TH 2: Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
Bước 1: Thông báo thời gian kiểm tra
Trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ, cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy phải thông báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
Bước 2: Thực hiện kiểm tra
Đối tượng được kiểm tra có trách nhiệm sắp xếp đầy đủ các nội dung kiểm tra về điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được thông báo và cử người có thẩm quyền, trách nhiệm để tiến hành kiểm tra với cơ quan hoặc người có thẩm quyền kiểm tra. Khi cơ quan hoặc người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra , còn các cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý.
Chú ý: Trong một số tình huống theo luật định, việc kiểm tra định kỳ và đột xuất của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định phải được lập thành biên bản. Nếu chủ thể tiến hành kiểm tra không ký biên bản thì trong biên bản phải có xác nhận của hai người làm chứng hoặc chính quyền địa phương.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà An Minh đã mang đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể nắm được rõ Những nội dung kiểm tra pccc cần biết để bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình.
Để được tư vấn về lắp đặt trọn gói các thiết bị phòng cháy chữa cháy, hãy gọi ngay cho Giải pháp và thiết bị PCCC An Minh qua số Hotline 0987 694 086 hoặc 0921 216 678.
Thông tin liên hệ chi tiết:
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT AN MINH
Hotline: 0987 694 086 – 0921 216 678
Email: anminhpccc@gmail.com
Trụ sở chính: Số nhà 40, ngõ 124 đường Tân Triều, Xóm Chùa, Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
VPGD 01: Số nhà 510 đường Yên Ninh, phường Yên Ninh, Yên Bái.
VPGD 02: Số nhà 2431 Đại lộ Hùng Vương, Nông Trang, Việt Trì, Phú Thọ.