Hướng dẫn kiểm tra hệ thống báo cháy và khắc phục sự cố đơn giản

Hướng dẫn kiểm tra hệ thống báo cháy và khắc phục sự cố đơn giản

 Hiện nay, hệ thống báo cháy và khắc phục sự cố là một trong những hệ thống bắt buộc phổ biến trong các công trình xây dựng. Bên cạnh việc quan tâm về cách lắp đặt hệ thống báo cháy, mọi người còn quan tâm đến cách kiểm tra hệ thống báo cháy và khắc phục sự cố. Vậy kiểm tra hệ thống này như thế nào? Cùng tìm hiểu với An Minh qua bài viết dưới đây.

Hướng dẫn kiểm tra hệ thống báo cháy và khắc phục sự cố đơn giản

I. Cách kiểm tra hệ thống báo cháy

 Để kiểm tra hệ thống báo cháy, bạn nên kiểm tra các bộ phận trong hệ thống. Bởi mỗi hệ thống cần có cách kiểm tra khác nhau, An Minh mách bạn những cách kiểm tra cơ bản và đơn giản nhất:

Kiểm tra nút hệ thống báo cháy

 Để kiểm tra nút nhấn hệ thống báo cháy sẽ có hai trường hợp là nút nhấn còn hoạt động hay không. Đầu tiên chúng ta cần mở tủ trung tâm, mở tủ cấp tín hiệu rồi nhấn nút xem chúng có kích hoạt và báo cháy về tủ báo cháy hay không. 

 Trường hợp không báo về tủ cháy cần dùng đồng hồ chuyên dụng đo tín hiệu có đến tới nút ấn hay không, nếu không thì bạn cần kiểm tra lại dây tín hiệu có đang bị đứt hay hỏng hóc ở đâu không.

 Kiểm tra tiếp điểm của các nút ấn xem khi được kích hoạt, tiếp điểm đó có đóng hay không, nếu không đóng được do bị vướng, bạn nên lấy tay đẩy tiếp điểm ra để khi nhấn nút tiếp điểm không bị vướng và đóng lại được.

Kiểm tra đầu báo khói

 Kiểm tra đầu báo khói là công việc quan trọng và cần thiết nhất trong cả hệ thống báo cháy.. Cách nhanh nhất để kiểm tra đầu báo khói là bạn nên dùng khói thuốc hoặc chai thử chuyên dụng đẻ xịt vào đầu báo. Nếu đầu báo vẫn sáng đỏ và truyền tín hiệu báo cháy về tủ thì đầu báo vẫn hoạt động bình thường.

 Còn trong trường hợp đầu báo không báo về tủ và cũng không sáng đỏ thì cần kiểm tra lại tín hiệu có đến đầu báo khói không, nếu không bạn cần kiểm tra lại dây tín hiệu của hệ thống, nếu bị hỏng cảm biến cần phải được thay thế để hoạt động bình thường.

Kiểm tra tủ trung tâm báo cháy

Các bước để kiểm tra tủ trung tâm báo cháy như sau:

Bước 1: Thực hiện kiểm tra độ tích điện của bình ắc quy

Bước 2: Thực hiện kiểm tra bộ nguồn biến thế

Bước 3: Thực hiện kiểm tra các thiết bị: bo mạch, đầu nối, các tiếp điểm điện, cầu chỉ, điện trở

Bước 4: Thực hiện kiểm tra các loại đèn: đèn báo tín hiệu zone, đèn báo lỗi, đèn báo cháy trên tủ điều khiển,…

Bước 5: Các bộ phận nguồn, dây tín hiệu cũng cần được kiểm tra. Dùng khăn lau chùi và test đầu báo nhiệt bằng cách dùng máy sấy thổi gần đầu báo nhiệt.

Kiểm tra chuông báo cháy 

 Bạn cần kiểm tra độ rung chuông báo cháy và các bộ phận nguồn dây tín hiệu. Thoạt tiên, nhìn vào đầu báo khói có hiển thị đèn sáng chứng tỏ pin vẫn đủ mạnh. Tuy nhiên, vẫn nên dử dụng thêm những nút kiểm tra để đảm bảo rằng chuông báo động sẽ kêu đủ lớn để phát tín hiệu khi xảy ra sự cố. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách ấn và giữ nút kiểm tra trong hệ thống trong vài giây.

 Khi nhấn nút kiểm tra của hệ thống, chuông báo cháy sẽ phát ra âm thanh. Nếu không phát âm thanh, chứng tỏ chuông báo cháy đang không hoạt động. Bạn cần thay pin hoặc thay thế nếu cần thiết.

II. Một số cách khắc phục sự cố đơn giản

 Một số cách khắc phục sự cố đơn giản trong trường hợp hệ thống gặp vấn đề không quá lớn và bạn hiểu rõ về cơ cấu hệ thống:

Đối với phần báo cháy

 Khi có sự hỏng hóc về kỹ thuật, còi tại tủ báo cháy sẽ kêu, đèn led “General Trouble” sẽ chớp, đèn led hiển thị sự cố kỹ thuật cụ thể sẽ sáng, các thông tin về sự cố, lỗi hệ thống sẽ hiển thị trên màn hình LCD.

 Trong trường hợp có nhiều sự cố xuất hiện cùng lúc, đèn led  “More Events” sẽ sáng. Bạn cần nhấn vào phím  “More Events”  và điều chỉnh mũi tên lên/xuống để xem menu về các sự cố, nhấn vào nút phía bên phải để xem các sự cố. Có một vài thông tin bổ sung, chúng ta nhấn “?” để biết thêm chi tiết.

Đối với phần chữa cháy

 Chúng ta nên thử test vòi chữa cháy để nước bên trong được làm sạch hàng tuần và cũng đẩy được các cặn bụi trong nước ra ngoài tránh gây tình trạng kẹt ống khi cần sử dụng.

 Việc làm trên giúp cho van xả luôn trong trạng thái chuẩn bị tốt nhất tránh làm cho các van bị bó cứng gây khó khăn trong quá trình mở. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm tra hệ thống chữa cháy là điều khó khăn cần trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, bạn nên để những người có kỹ thuật chuyên môn thực hiện.

 Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy là điều vô cùng cần thiết. Một số cách bảo dương hệ thống báo cháy cơ bản mà An Minh đã tổng hợp lại mà ai cũng có thể thực hiện được:

  • Vệ sinh thường xuyên tủ báo cháy thuộc hệ thống báo cháy
  • Vệ sinh nút khẩn cấp trong hệ thống 
  • Kiểm tra mức độ hư hỏng của các thiết bị báo cháy
  • Kiểm tra đầu nối các thiết bị trong đường dây phát tín hiệu
  • Rà soát thường xuyên các đầu nối liên kết toàn bộ hệ thống và bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy.

III. An Minh cung cấp giải pháp và thiết bị phòng cháy chữa cháy uy tín hàng đầu

 Trên đây là Hướng dẫn kiểm tra hệ thống báo cháy và khắc phục sự cố đơn giản cho tất cả mọi người. Nếu hệ thống của bạn đang gặp vấn đề, hãy liên hệ ngay với Công ty Cổ phần Kỹ thuật An Minh qua Hotline: 0987 694 086 – 0921 216 678

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT AN MINH

Hotline: 0987 694 086 – 0921 216 678

Email: anminhpccc@gmail.com

Trụ sở chính: Số nhà 40, ngõ 124 đường Tân Triều, Xóm Chùa, Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

VPGD 01: Số nhà 510 đường Yên Ninh, phường Yên Ninh, Yên Bái.

VPGD 02: Số nhà 2431 Đại lộ Hùng Vương, Nông Trang, Việt Trì, Phú Thọ.