Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích được rút ra từ tài liệu của của Công Ty An Minh. Rất mong mọi người ghi nhớ và chia sẻ để cùng nhau hạn chế thiệt hại do “giặc lửa” gây ra.
1. Mỗi hộ gia đình hãy chủ động CHUẨN BỊ CÁC PHƯƠNG ÁN THOÁT NẠN cho người trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ khi có cháy xảy ra. DỰ KIẾN CÁC LỐI THOÁT NẠN KHÁC ngoài cửa chính như ban công, sân thượng… KHÔNG lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp bố trí lồng, lưới sắt PHẢI CÓ CỬA THOÁT HIỂM, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và thống nhất các thành viên trong gia đình biết. CHUẨN BỊ SẴN thang, thang dây và các dụng cụ phá dỡ thông thường như để thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra.
2. PHẢI LẮP ĐẶT các thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơ le, aptomat …) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn. THƯỜNG XUYÊN KIỂM TRA các thiết bị điện, tránh để các sự cố chập cháy do hư hỏng và tuổi thọ của các thiết bị; kiểm tra, lắp đặt các thiết bị bảo vệ như: cầu chì, công tắc, cầu dao, attomat, rơle tự đóng ngắt điện, chống quá tải, chập cháy cho đường dây dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị có công suất lớn. NHỚ TẮT các thiết bị tiêu thụ điện khi không cần thiết khi ra khỏi nhà, phòng làm việc hoặc rút phích cắm ra khỏi ổ điện để đảm bảo an toàn PCCC.
3. Bố trí NƠI THỜ CÚNG hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy; Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan.
4. KHÔNG DỰ TRỮ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở PHẢI CÁCH XA bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín. Khuyến cáo KHÔNG NÊN ĐỂ Ô TÔ TRONG NHÀ ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy.
5. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng BẾP GAS phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.
6. Không sắp xếp hàng hóa, vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn tại cầu thang, hành lang, ban công; đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 0,5m.
7. Lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay…để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Trang bị mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng chống ngạt khói. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn như: búa, kìm cộng lực, xà beng,…
8. Khi xảy ra cháy hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài. Đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – CATP Hà Nội theo số máy 114. Khi phải thoát qua khu vực có khói, lửa hãy dùng mặt nạ phòng độc, khăn mềm thấm nước để che mặt, cơ thể; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh… TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG THANG MÁY vì có thể bị kẹt bất cứ lúc nào. Trường hợp buộc phải bị động chờ sự ứng cứu từ bên ngoài, hãy tận dụng cửa sổ để hít thở, tránh hít phải khói độc. Luôn che mũi miệng bằng khăn ướt.
Chúc mọi người luôn bình an!
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT AN MINH
Hotline: 0987 694 086 – 0921 216 678
Email: anminhpccc@gmail.com
Trụ sở chính: Số nhà 40, ngõ 124 đường Tân Triều, Xóm Chùa, Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
VPGD 01: Số nhà 510 đường Yên Ninh, phường Yên Ninh, Yên Bái.
VPGD 02: Ngõ 144 Minh Phương Việt Trì, Phú Thọ.